0932.422.890

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sữa

Xử lý nước thải nhà máy sữa, Trạm thu mua sữa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với công nghệ xử lý dùng vi sinh vật có trong tự nhiên giúp giảm chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành.

Giới Thiệu Về Ngành Công Nghiệp Sữa

Sữa là nguồn dinh dưỡng có giá trị, phù hợp với mọi lứa tuổi. Đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Sữa cung cấp nhiều chất bổ dưỡng và năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể. 

Cũng như các nghành công nghiệp khác, ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ.

Các sản phẩm từ sữa rất đa dạng và phong phú như: phomat, bơ, sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa đặc, sữa bột kem, sữa đậu nành, sữa chua…,

Đồng nghĩa với sự ra đời của rất nhiều nhà máy sản xuất sữa với quy mô lớn hơn.

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Thành phần nước thải của ngành chế biến sữa có chứa một lượng lớn các chất hữu cơ và chất béo. Gây ô nhiễm cho môi trường tiếp nhận nếu không được xử lý tốt.

Chúng tôi đưa tới giải pháp cho khách hàng về  Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sữa. Một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hoàn chỉnh, đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn.

Nguồn Gốc Phát Sinh Nước Thải

– Nước thải chế biến sữa chủ yếu sữa hoặc các sản phẩm sữa bị thất thoát. (sữa bị đổ, sữa hư, sữa tách kem và sữa đông);

– Nước thải làm sạch thường đến từ các thiết bị giặt tiếp xúc trực tiếp với sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Nó cũng bao gồm tràn sữa và sản phẩm, váng sữa, ép và nước muối, trục trặc thiết bị và thậm chí lỗi vận hành. Hơn 90% chất rắn hữu cơ trong nước thải đến từ sữa và dư lượng sản xuất: miếng phô mai, váng sữa, kem, nước từ tách và làm rõ, nuôi cấy khởi đầu, sữa chua, cô đặc trái cây hoặc chất ổn định. Những nước thải này với số lượng lớn và bị ô nhiễm cao, do đó cần phải xử lý thêm. Các chất gây ô nhiễm từ việc rửa xe tải sữa, bể chứa, lon, thiết bị, chai và sàn; 

– Nước làm mát sữa và các sản phẩm sữa, cho nhu cầu vệ sinh, hư hỏng thiết bị hoặc sự cố vận hành; 

– Nước thải vệ sinh được tìm thấy trong nhà vệ sinh, phòng tắm,… Nước thải vệ sinh có thành phần tương tự như nước thải đô thị và thường được dẫn trực tiếp vào công trình nước thải. Nó có thể được sử dụng làm nguồn nitơ cho nước thải sữa không cân bằng trước khi xử lý hiếu khí thứ cấp.

Thành phần, tính chất nước nước thải.

Nồng độ các chất gây ô nhiễm thể hiện qua các chỉ tiêu:

Từ nước thải sản xuất : pH, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P,dầu mỡ, Coliform. Lượng đường, protein, … dồi dào có trong sữa.

Từ Nước thải sinh hoạt: các sản phẩm bài tiết của con người,… Đặc trưng nước thải sữa có hàm lượng chất hưu cơ dễ phân hủy sinh học, chất rắn lơ lững cao, pH có xu hướng giảm vì trong điều kiện thiếu khí xảy ra sự len men sữa, tạo thành acid lactic.

Thành phần nước thải lành tính, it độc. Hầu như là chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, dễ dàng xử lý bằng các phương pháp vi sinh.

Quy Trình Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sữa

 Dựa vào thành phần tính chất nước thải nhà máy sữa, Công ty xử lý môi trường Việt Thủy Sinh đưa ra quy trình xử lý nước thải như sau:

Sơ đồ công nghệ:

Sơ Đồ Công Nghệ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sửa
Sơ Đồ Công Nghệ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sửa

 

THAM KHẢO BÀI VIẾT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT NGỌT 

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa tập trung chính vẫn là khâu tẩy béo.

Hầu hết các trạm thu mua sữa, nhà máy sữa đều có nồng độ chất béo cao. Ảnh hưởng tới quá trình phát triển của vi sinh vật trong hệ thống.

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất khi phát sinh được xử lý sơ bộ rồi dẫn về hố thu gom để bơm lên bể điều hòa.

Bể điều hòa

Thực hiện công tác điều hòa lưu lượng và nồng độ. Cơ chế thoát nước trong nhà máy tùy thuộc vào thời gian sản xuất, nên nồng độ và lưu lượng không ổn định. Quá trình xáo trộn nhớ thiết bị xáo trộn cơ khí hoặc xáo trộn bằng phương pháp sục khí.

Nước thải từ bể điều hòa được đưa lên hệ thống tách béo, thông qua bơm cưỡng bức để có thể điều chỉnh lưu lượng.

Bể tách béo.

Đây là công trình quan trọng giúp cho giảm lượng chất béo có trong nước thải ngành chế biến sữa. Loại bỏ hàm lượng béo trong nước thải ở giai đoạn đầu để tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật. Đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn về nồng độ béo.

Nước thải từ sau khâu tách béo được đưa vào hệ thống xử lý kỵ khí.

Tại bể kỵ khí,

ác chủng vi sinh vật kỵ khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ từ dạng khó phân hủy sang dạng cơ bản. Chuyển từ dạng dễ phân hủy sang các chất khác. Các chất ô nhiễm có trong nước thải ở môi trường này sẽ thực hiện quá trình lên men kỵ khí.

Bùn kỵ khí lắng xuống tại phần lắng của bể kỵ khí, nước và khí được tách rời nhờ hệ thống tách nước, tách khí.

Nước thải sau khi đi qua hệ thống xử lý kỵ khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí.

Trong bể hiếu khí,

Không khí được cung cấp liên tục để xáo trộn nước thải với VSV. Không khí cấp cũng tăng xáo trộn để VSV tiếp súc được với oxy. Lượng không khí được phân phối vào bể vi sinh hiếu khí qua thiết bi phân phối khí. Các thiết bị như đĩa thổi khí, ống phân phối khítạo ra các bọt khí có kích thước mịn, có khả năng hòa tan cao vào nước.

Các vi sinh vật hiếu khí sẽ tổng hợp tế bào phân giải các chất hữu cơ có trong nước. Sản phẩm sau quá trình này là bùn hoạt tính ( sinh khối) CO2, H2O.

Nước thải từ bể hiếu khí lẫn nước và bùn hoạt tính sẽ được tách rời nhờ bể lắng sinh học.

Bể lắng sinh học dựa vào nguyên lý lắng trọng lực. Bùn hoạt tính được thu hồi quay lại đầu bể xử lý hiếu khí. Nước trong tràn qua máng răng cưa qua bể khử trùng sát khuẩn trước khi thải ra môi trường.

Bùn dư được xả qua bể chứa bùn và xử lý định kỳ.

 

Ưu nhược điểm của Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa

Ưu điểm

– Xử lí triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải dễ dàng.

– Công nghệ giúp giảm tối đa các chất hữu cơ gây ô nhiễm.

– Công nghệ kị khí giúp tiết kiệm năng lượng cho toàn hệ thống do không cần sử dụng máy sục khí. Sản sinh lượng biogas có thể thu hồi tạo năng lượng, cung cấp điện sử dụng cho hệ thống.

– Công nghệ kỵ khí giúp phân hủy tối đa lượng bùn dư. Đảm bảo tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây bệnh có trong bùn.

– Tiết kiệm chi phí, vận hành dễ dàng.

Nhược điểm Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sữa:

– Thời gian vận hành khá lâu do công đoạn nuôi cấy vi sinh ở bể kị khí.

– Yêu cầu phải có diện tích xây dựng.

– Bùn, dầu mỡ, chất thải rắn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.

Xem thêm bài viết HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

Để được tư vấn miễn phí về công nghệ xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền cũng như chế độ vận hành và nhận báo giá hợp lý nhất hãy liên hệ

CTY TNHH VIỆT THỦY SINH – Công Ty Xử Lý Môi Trường

Website: https://congtyxulymoitruong.com. Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

Hotlline: 0932 422 890 Mr. Dũng

Rate this post

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *