0932.422.890

Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTM

Công Ty Môi Trường Việt Thủy Sinh

Công ty TNHH Việt Thủy Sinh chuyên thực hiện hồ sơ môi trường đúng và đủ theo quy trình đã cam kết. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết tư vấn chính xác. Hỗ trợ rút ngắn tối đa thời gian thực hiện, giá thành, chi phí hợp lý. Hồ sơ môi trường chúng tôi thực hiện trọn gói. Điển hình: Đánh giá tác động môi trường ĐTM, Hồ sơ xin giấy phép xả thải. Báo cáo quan trắc môi trường lao động, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Hồ sơ nước ngầm, chất thải, hoàn thành đề án bảo vệ môi trường…). Chúng tôi cam kết sẽ mang lại sự hài lòng cho các đơn vị tiếp cận.

Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTM là gì?

Đánh giá tác động môi trường được viết tắt là ĐTM, tên tiếng Anh là EIA-Environmental Impact Assessment). Là sự đánh giá khả năng tích cực hay tiêu cực của một dự án đầu tư, một kế hoạch, một chính sách hoặc một chương trình được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh của tự nhiên, kinh tế và xã hội trước khi ra quyết định thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp điều chỉnh tác động đến mức độ có thể chấp nhận được hoặc để khảo sát kỹ thuật mới.

Mục đích

Đánh giá tác động môi trường ĐTM nhằm đảm bảo nhà sản xuất quan tâm đến tác động của dự án. Họ thực hiện trước khi quyết định triển khai dự án đó. Đánh giá tác động môi trường ĐTM yêu cầu các nhà hoạch định ra quyết định phải cân nhắc, tính toán đến các giá trị môi trường. Đây là một điểm vô cùng đặc biệt.

Đối Tượng Cần Thực Hiện Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTM

Theo nghị định  18/2015/NĐ-CP.  Tại phụ lục II có quy định các đối tượng phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với việc thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM:

  • Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;. Thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
  • Dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; dự án có sử dụng đất của khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia;. Dự án làm mất rừng;. chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng;. chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa.
  • Các dự án về xây dựng: khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, bệnh viện, khu chế xuất, trung tâm thương mại, khu du lịch,…
  • Các dự án sản xuất vật liệu xây dựng: cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, nguyên vật liệu xây dựng, nhựa,…
  • Các dự án về giao thông: giao thông ngầm, cáp treo, đường oto, sân bay,….
  • Dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ: nhà máy nhiệt điện, điện hạt nhân, quang điện, thủy điện,…
  • Các dự án về khai thác rừng, thủy lợi, trồng trọt: công trình hồ chứa nước, tưới tiêu cấp thoát nước, khai thác rừng,…
  • Các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản: khai thác cát sỏi, thăm dò đất khoáng sản, khai thác nước khoáng thiên nhiên,…

Đối Tượng Không Cần Thực Hiện Đánh Giá Tác Động Môi Trường

Các dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200m2. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định. Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình. Dịch vụ photocopy, truy cập Internet, trò chơi điện tử. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50m2. Nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000m2 mặt nước. Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500m2 sàn…, không phải đăng ký kế hoạch BVMT.

Đối Tượng Cần Lập Lại Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTM

Chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM trong các trường hợp sau:

  1.  Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt ĐTM;
  2.  Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt;
  3.  Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường. so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Căn Cứ Pháp Lý

Luật Bảo vệ môi trường 2005.

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ. Về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.

Thông tư Số 05/2008/TT-BTNMT. Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Nội Dung Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTM

  • Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường;
  • Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
  • Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án;
  • Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng;
  • Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng;
  • Biện pháp xử lý chất thải;
  • Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng;
  • Kết quả tham vấn;
  • Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  • Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường;
  • Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường;

Quy Trình Thực Hiện

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:

  • Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
  • Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;
  • Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
  • Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
  • Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM gồm

  • 01 văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM. Theo quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT. Ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • 07 bản báo cáo ĐTM của dự án, bìa và trang phụ bìa của từng bản báo cáo. Theo mẫu quy định tại Phụ lục 7, Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT. Ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Trường hợp số lượng thành viên Hội đồng thẩm định cần nhiều hơn 07 người hoặc trong trường hợp cần thiết khác do yêu cầu của công tác thẩm định. Chủ dự án phải cung cấp số lượng báo cáo theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.
  • 01 (một) bản báo cáo đầu tư hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án. Có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của chủ dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa.

Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

  • Việc thẩm định báo cáo ĐTM được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan tổ chức thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định.
  • Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ và đáp ứng yêu cầu để thẩm định. Cơ quan tổ chức việc thẩm định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Số lượng thành viên hội đồng thẩm định được quyết định căn cứ vào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường. Căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án. Và những yêu cầu đặt ra về môi trường, nhưng phải bảo đảm ít nhất là 07 (bảy) thành viên.
  • Thời hạn thẩm định tối đa là 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản để chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.
  • Đối với báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh. Sau khi được Hội đồng thẩm định thông qua, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Thời Gian Thực Hiện

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc.
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
  • Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ Quan Thẩm Định

– Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Đối với trường hợp thuộc cấp Bộ quy định tại phụ lục III của nghị định 18/2015/NĐ-CP.

– Sở Tài Nguyên Môi Trường. Đối với các Báo cáo hoàn thành ĐTM. Hoặc Hồ sơ ĐTM bổ sung thuộc cấp Sở quy định tại phụ lục II của nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Lưu Ý

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện:

  1. Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này. Trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư;
  2. Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản. Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;
  3. Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ. Đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;
  4. Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng. Đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;
  5. Cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Hãy liên hệ với chúng tôi để tư vấn thủ tục hoàn thành đánh giá tác động môi trường. Các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở nhanh chóng nhất.

Công ty TNHH Việt Thủy Sinh – Hotline 0932.422.890

Website: https://congtyxulymoitruong.com

Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

 

 

Rate this post

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *