0932.422.890

Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Quan Trắc Môi Trường Định Kỳ

Báo Cáo Quan Trắc Môi Trường Định Kỳ

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay thế cho Báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT.

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là hình thức đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn của cơ sở nhằm đưa ra biện pháp phòng ngừa, khắc phục các nguồn gây ô nhiễm.

Đối Tượng Cần Thực Hiện

Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sản xuất phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường.

Cụ thể: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.

Các đối tượng nằm ngoài các đối tượng trên không cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

Căn Cứ Pháp Lý Thực Hiện Báo Cáo Quan Trắc Môi Trường Định Kỳ

– Áp dụng theo thông tư 43/2015/TT- BTMNT ban hành 19/09/2015. Thông tư về báo cáo kết quả quan trắc môi trường;

– Áp dụng Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ban hành ngày 01/09/2017. Quy định về hoạt động quan trắc môi trường;

– Áp dụng nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Quy Trình Thực Hiện

  1. Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án
  2. Khảo sát, thu thập thông tin (quy mô, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan…)
  3. Xác định các nguồn gây ô nhiễm
  4. Liệt kê các phương án phòng ngừa, ứng phó đã và đang thực hiện
  5. Lấy mẫu quan trắc (Chất thải, nước thải, khí thải xung quanh), xử lý số liệu và đánh giá chất lượng
  6. Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường, con người và xã hội xung quanh dự án. Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và phương án dự phòng.
  7. Trình, phê duyệt báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hồ Sơ Liên Quan Báo Cáo Quan Trắc Môi Trường Định Kỳ

Trong quá trình lập báo cáo quan trắc MT định kỳ, theo luật, Việt Thủy Sinh chúng tôi sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp một số giấy tờ liên quan đến dự án như sau:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao y có công chứng)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Hợp đồng thuê đất…)

– Bản vẽ hệ thống xử lý ô nhiễm hiện hữu

– Biên lai tiền điện nước trong 3 tháng gần nhất của doanh nghiệp.

– Những hồ sơ đã thực hiện: kế hoạch môi trường, ĐTM, sổ chủ nguồn thải, hồ sơ vệ sinh lao động,…

  Tùy vào hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ cần bổ sung một số loại hồ sơ khác tương ứng.

Thời Gian Thực Hiện

Tần suất lập báo cáo:

Trong thời gian hoạt động, chủ cơ sở bắt buộc phải lập Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Tần suất lập báo cáo từ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm để đưa ra các biện pháp phù hợp để tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ của các ảnh hưởng đến môi trường.

Tần suất lập báo cáo này phụ thuộc vào số lần đã được đề cập trong hồ sơ môi trường được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Cụ thể:

+ Tần suất quan trắc 01 lần/ 03 tháng:

Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP

+ Tần suất quan trắc 01 lần/ 06 tháng:

Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT

+ Tần suất quan trắc 01 lần/ 01 năm:

Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT

Tần suất lập báo cáo được trích trong PL.10, Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT.

Thời hạn nộp báo cáo

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc. Nộp cho cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. 

Cơ Quan Thẩm Định

Dựa theo các hồ sơ môi trường ban đầu (Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch/Đề án bảo vệ môi trường…) do cơ quan nào thẩm định phê duyệt thì báo cáo quan trắc môi trường sẽ nộp lên cơ quan thẩm định phê duyệt đó. Cụ thể:

+ Sở Tài Nguyên và Môi Trường: Đối với các dự án ĐTM/ KH BVMT/ ĐA BVMT được Sở, bộ TN và MT thẩm định.

+ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường: Đối với các dự án, doanh nghiệp có KH BVMT/ ĐA BVMT được phòng TN và MT thẩm định.

+ Ban quản lý HCN, KCX, KKT: Đối với các dự án, doanh nghiệp  nằm trong KCN, Khu Chế Xuất, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền ủy nhiệm.

Kết Luận

Công ty môi trường Việt Thủy Sinh là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn môi trường. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi hướng dẫn các doanh nghiệp lập báo cáo quan trắc môi trường định  kỳ, báo cáo quan trắc môi trường lao động, hoàn thành đề án bảo vệ môi trường… và tất cả các hồ sơ môi trường khác một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất.

  • Tư vấn miễn phí các thủ tục hồ sơ môi trường
  • Nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết hồ sơ môi trường
  • Nộp báo cáo nhanh – Trả kết quả đúng thời hạn
  • Giá cả hợp lý

Công ty TNHH Việt Thủy Sinh – Hotline 0932.422.890

Website: https://congtyxulymoitruong.com

Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

Xem thêm: 

Báo cáo xả thải

Hoàn thành đề án bảo vệ môi trường

Nghiệm thu công trình xử lý nước thải

Hướng dẫn làm báo cáo quan trắc môi trường lao động

Hướng dẫn làm dề án bảo vệ môi trường chi tiết 

 

Rate this post

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *