0932.422.890

Hướng Dẫn Lập Giấy Phép Xả Thải

Giới Thiệu Lập Giấy Phép Xả Thải

Lập giấy phép xả thải vào nguồn nước là quá trình phân tích, đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến môi trường (nguồn tiếp nhận). Từ đó, có thể đề ra các phương pháp quản lý. Các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường.

Đối Tượng Cần Lập Giấy Phép Xả Thải

  • Các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước. Với lưu lượng 5m3/ngày đêm trở lên.
  • Nước thải từ những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chứa các chất hóa học độc hại. Hoặc chất phóng xạ.
  • Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, không có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
  • Nước xả từ các hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản với quy mô vượt quá 10.000 m3/ngày đêm
  • Nước xả từ các hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

Đối Tượng Không Cần Lập Giấy Phép Xả Thải

  • Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
  • Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Với quy mô không vượt quá 5m3/ngày.đêm. Và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
  • Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (không thuộc trường hợp trên) vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
  • Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm. Hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

Căn Cứ Pháp Lý

  • Điều 16, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013. – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
  • Điều 37, Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13. Có hiệu lực từ 01/01/2013.
  • Nghị định 201/2013/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2013 của Chính phủ. Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước.
  • Nghị định số 149/2004/NĐ-CP Ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ. Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
  • Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực 15/12/2013.

Quy Trình Lập Giấy Phép Xả Thải

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 2 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo.

+ Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

Trong thời hạn 5 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

               (Điều 35 Nghị Định Số: 201/2013/NĐ-CP)

Hồ Sơ Liên Quan Khi Lập Giấy Phép Xả Thải

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép.
  • Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. (đối với trường hợp chưa xả nước thải). Báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước.
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý. (Đối với trường hợp đang xả nước thải). Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
  • Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

         (Khoản 1 Điều 33 Nghị Định Số: 201/2013/NĐ-CP)

Thời Gian Lập Giấy Phép Xả Thải

Căn cứ theo nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước đã nêu rõ các cá nhân, tổ chức có phát sinh nước thải chỉ được phép xả nước thải sau khi được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Thời Hạn Giấy Phép Xả Thải

Thời hạn của giấy phép xả nước thải không quá 10 năm. Nếu xin gia hạn thêm thì thời gian gia hạn không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận cũ phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.

         ( Khoản 1 Điều 21 Nghị Định Số: 201/2013/NĐ-CP)

Cơ Quan Thẩm Định

Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

         ( Điều 29 Nghị Định Số: 201/2013/NĐ-CP)

Kết Luận – Lưu Ý

Để tư vấn thủ tục cấp giấy phép xả nước thải hoặc các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về hồ sơ xin giấy phép xả thải, hồ sơ môi trường miễn phí, nhanh chóng và chính xác nhất.

Công ty Môi Trường Việt Thủy Sinh chuyên tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường đúng và đầy đủ theo quy trình đã cam kết. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết tư vấn chính xác. Hỗ trợ rút ngắn tối đa thời gian thực hiện, giá thành, chi phí hợp lý. Hồ sơ môi trường chúng tôi thực hiện đầy đủ và trọn gói. Điển hình: Lập giấy phép xả thải, báo cáo quan trắc môi trường lao động, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ;. Hồ sơ nước ngầm, chất thải, hoàn thành đề án bảo vệ môi trường…). Chúng tôi cam kết sẽ mang lại sự hài lòng cho các đơn vị tiếp cận.

Công ty TNHH Việt Thủy Sinh – Hotline 0932.422.890

Website: https://congtyxulymoitruong.com

Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

Xem thêm: 

Hoàn thành đề án bảo vệ môi trường

Nghiệm thu công trình xử lý nước thải

Hướng dẫn làm báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Hướng dẫn làm báo cáo quan trắc môi trường lao động

Hướng dẫn làm dề án bảo vệ môi trường chi tiết

 

Rate this post

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *