0932.422.890

Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR

Giới thiệu nước thải sinh hoạt

Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập. Ngành thương mại dịch vụ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Ngày càng phát triển, thúc đẩy mở rộng thị trường hàng hóa.

Ngành thương mại dịch vụ Việt Nam còn nhiều hạn chế. Mặc dù thương mại trong nước có vai trò, vị trí quan trọng. Nhưng thời gian qua Nhà nước gần như chưa có sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ nhiều. Một số hệ thống xử lí nước thải lạc hậu, hư hỏng, đối phó, … Nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Làm mất mỹ quan đô thị, là một trong những lí do khiến hệ thống sông ngòi có màu đen và bốc mùi hôi thối, khó chịu.

Vì vậy cần chú tâm vào việc xây dựng Hệ Thống Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt. Cần có các giải pháp để xử lý nước thải  sinh hoạt phù hợp. Hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần tạo nên sự phát triển đô thị.

Nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất:

Nguồn gốc phát sinh:

Trung tâm thương mại là khu vực tập trung các công trình phục vụ cho hoạt động mua bán, giải trí. Hệ thống được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Trung tâm thương mại bao gồm nhiều công trình như văn phòng cho thuê. Ví dụ như hội trường, phòng họp, nhà hàng, cửa hàng trang sức, quần áo, rạp chiếu phim,…

Nước thải sinh hoạt trung tâm thường mại là nước từ nhà vệ sinh, phần nhỏ nước thoát sàn. Nước thải từ số lượng nhỏ các cửa hàng ẩm thực trong trung tâm thương mại.

  • Nước thải từ khu vực vệ sinh: Nước thải bao gồm các sản phẩm bài tiết của con người. Đây là loại nước thải chứa nhiều loại vi khuẩn có hại nhất, nguy cơ phát tán cao.
  • Nước thải từ các nhà hàng. Nước thải khu vực này chủ yếu từ thực phẩm dư thừa, việc rửa thực phẩm, vệ sinh bát đĩa, … Hàm lượng chất hữu cơ khá cao. Nước thải chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa.
  • Nước thải thoát sàn: hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rữa. 

 Thành phần, Tính chất:

Lượng nước thải cũng như tính chất nước thải phụ thuộc vào số lượng nhân viên. và khách tham quan và quy mô của trung tâm thương mại.

Các thành phần của nước thải:

  • Nhu cầu Oxy COD, BOD. Sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng và làm giảm pH của môi trường.
  • Chất rắn lơ lững (SS): lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường thấp, ở nhiệt độ môi trường.
  • Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
  • Ammonia, Nito, Photpho : đây là những nguyên tố dinh dưỡng  đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá. ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ  oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong  các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ).
  • Màu: mất mỹ quan.
  • Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho nước có mùi hôi thối. 

Công nghệ có thể xử lý nước thải sinh hoạt:

Cũng như Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR. Chúng tôi giới thiệu các công nghệ khác có thể áp dụng để xử lý nước thải sinh hoạt. Các công nghệ với những ưu điểm cho hiệu xuất xử lí cao là:

Công nghệ AAO (Anaerobic – Anaerobic – Oxic)

Công nghệ AO (Anaerobic – Oxic)

Xêm thêm bài viết Xử lý nước thải nhà hàng

 Giới thiệu công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR

Tùy vào từng loại tính chất nước thải mà ta lựa chọn công nghệ xử lí phù hợp. Trong đó, công nghệ AAO kết hợp hệ màng MBBR ứng dụng xử lí sinh học kết hợp xử lí sinh học hiếu khí truyền thống. cùng với giá thể lơ lững nhầm tối ưu hiệu xuất xử lí.

Giới thiệu sơ về công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR

 MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.          

Trong bể MBBR, có hệ thống cấp khí để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng. Vi sinh chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối.

Hệ vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên. Lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết, khả năng bám vào vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật liệu. Chúng sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một hệ vi sinh vật mới.

Sơ đồ công nghệ:

Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR
Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR

Thuyết minh công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR:

Xêm thêm bài viết xử lý nước thải sinh hoạt chung cư

Bể tách mỡ

Mục đích bể tách dầu loại bỏ dầu mỡ, các chất nổi, … ra khỏi nước. Giảm tải trọng chất bẩn để không gây ảnh hưởng đến các công trình phía sau. Đồng thời lắng cát lắng cặn bẩn tránh bít tắt thiết bị. Dầu mỡ có thể làm tắt nghẽn bơm, ức chế các hoạt động của vi sinh vật. Giảm hiệu xuất của quá trình xử lí, ….

Nước thải từ nha bếp của các cửa hàng đặt tính chứa lượng dầu mở cao. Nên cần phải tách mỡ trước khi đưa vào xử lí các quy trình tiếp theo.

Bể thu gom.

Công đoạn thu gom nước thải đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác xử lý nước thải. Một hệ thống thu gom thiết kế sai dẫn tới  không hiệu quả, làm nước thải thất thoát nhiều.

Nước thải từ nhà vệ sinh, nhà bếp, nước thoát sàn (nước lau sàn) sau xử lí sơ bộ. Nước thải sẻ được dẫn qua song chắn rác để tách các loại rác có kích thước lớn.

Nước thải từ hố thu gom sẻ được bơm đến bể điều hòa.

Bể điều hòa

Tùy vào quy mô xây dựng, số lượng khách, … Lưu lượng nước thải dao động theo thời gian trong ngày. Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào. 

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải.
Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí. Hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.

Nước thải sau bể điều hòa được bơm vào bể UASB.

Bể UASB (kị khí)

Tại ngăn kị khí, tận dụng nguồn dinh dưỡng có trong nước thải. Nhóm vi sinh vật kị khí nhanh chóng phát triển. Chúng sử dụng chất dinh dưỡng trong nước làm thức ăn gián tiếp. biến Vi sinh sẽ biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản ở dạng khí.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí. Chúng tạo nên quá trình phân hủy kỵ khí bằng các phương trình hóa học như sau:

    – Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

    – Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

    Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.

    Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính. Phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử (thủy phân), tạo các axit, tạo methane, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ.

Tiếp theo nước thải được dẩn qua bể Anoxic.

Bể Anoxic (thiếu khí)

Trong bể thiếu khí, nhờ có máy khuấy trộn với tốc độ tính toán phù hợp tạo môi trường thiếu khí tự nhiên và đa dạng các chủng loại vi sinh vật có tính tùy nghi chuyên cho xử lý nước thải, hàm lượng nito có trong nước sẻ giảm đáng kể.

Cùng với nguồn cacbon hữu cơ và môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách oxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) oxy hoá chất hữu cơ để tổng hợp tế bào mới. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.

+ Khử nitrat:
NO3 + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7NO2 + 0,47 N2 + 0,76 CO2 + 2,44 H2O

+ Khử nitrit:
NO2 + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7NO2 + 0,48 N2 + 0,47 CO2 + 1,7 H2O

Với: C5H7O2N là công thức hóa học biểu thị tế bào vi khuẩn mới

Kết hợp quá trình khử photpho: một số loại vi khuẩn chuyển hóa các hợp chất chứa photpho thành chất mới không chứa photpho và các hợp chất chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với vi khuẩn hiếu khí, Một số vi khuẩn có khả năng chứa một lượng dư photpho như là polyphotphat trong tế bào của chúng.

Tiếp theo nước thải được dẩn qua bể sinh học MBBR. 

Bể sinh học MBBR

Trong bể sinh học MBBR của hệ thống Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR. Hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển trên các giá thể lơ lững.

Vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho, kim loại nặng, …) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết mất khả năng bám dính rơi ra và được tách ra nhờ quá trình lắng.

Một số vi sinh còn sót lại trên giá thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Trong bể cũng xảy ra quá trình nitrat hóa NH4-> NO2-> NO3, xử nito, photpho, …như trong bể hiếu khí thông thường.

Nước thải sau xử lí sẻ được dẫn qua bể lắng. 

Bể lắng

Bể lắng là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý.

Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể sinh học MBBR chảy tràn vào bể lắng nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng sẽ bơm xả bỏ bùn vào bể chứa bùn.

Phần nước trong tập trung ở bề mặt, được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.

Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn, phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến đưa đi xử lý. 

Bể Khử trùng

Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng được sử dụng để phá hủy, tiêu diệt coliform, các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa nhiều loại vi khuẩn. Khi xả ra nguồn thì sẽ lan truyền rất lớn. Vì vậy cần phải tuyệt trùng nước thải trước khi xả…

Nước thải sau xử lí đạt tiêu chuẩn xã thải và được xả vào nguồn tiếp nhận.

Sơ đồ nguyên lý hệ thống Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR

Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR
Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR

Ưu nhược điểm của công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR:

Tương tự công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AO Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ  SBR. công nghệ này có nhiều ưu điểm nổi bật.

Ưu điểm:

  • Hệ vi sinh đa dạng theo từng lớp khác nhau, xử lí nhiều thành phần hưu cơ.
  • Hệ vi sinh bền, dễ phục hồi.
  • Mật độ vi sinh vật trên một thể tích cao, tải trọng hữu cơ cao, tăng hiệu xuất xử lí.
  • Xử lí triệt để chất hữu cơ gây ô nhiễm và các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải.
  • Tiết kiệm diện tích.
  • Không cần tuần hoàn bùn.
  • Bùn sinh học sinh ra ít hơn, lắng tốt hơn.
  • Không bị bít tắt trong tầng giá thể.
  • Dễ dàng nâng cấp.
  • Vận hành đơn giản.

Nhược điểm:

  • Cần có bể lắng, lọc phía sau.
  • Tùy vào chất lượng giá thể mà khả năng bám dính của các vi sinh vật khác nhau.
  • Giá thể dễ vỡ sau thời gian đủ dài.

Vật Liệu có thể làm:

 – Hệ thống Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR có công suất lớn. Vật liệu thường được làm là bê tông cốt thép. Có ưu điểm là chắc chắn, bền so với thời tiết.

– Hệ thống Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR có công suất nhỏ dới 500 m3. Vật liệu được làm là thép CT3, Inox 304, innox 201.

 Kết luận

Với những ưu điểm  trên thì nên chon công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR để xử lý. 

Vấn đề xử lí nước thải cần được chú trọng để có thể bảo vệ cho sức khỏe của con người. Việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải phù hợp để có được khả năng hoàn thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống. Mỗi công nghệ mang những đặc điểm riêng, những ưu điểm nổi bật và đòi hỏi chúng ta cân đưa ra phương án xử lý hợp lý cho chính mình để có được kết quả tốt nhất.

Hãy liện hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí về công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ MBBR . và nhận báo giá tốt nhất xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VIỆT THỦY SINH – Công Ty Xử Lý Nước Thải

Website: https://congtyxulymoitruong.com. Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

Hotlline: 0932 422 890 Mr. Dũng

 

Rate this post

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *