0932.422.890

Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR

Giới thiệu về nước thải sinh hoạt

Ngày nay, đất nước càng phát triển, nền kinh tế đặc biệt phát triển tại các khu đô thị lớn. Nhiều khu chung cư được xây dựng, phục vụ nhu cầu về chổ ở cho người dân. Từ đó vấn đề ô nhiễm môi trường cũng tăng. Vì vậy cần chú tâm vào việc xử lí nước thải. Hiện nay công ty chúng tôi xin chia sẽ một công nghệ Xử Lý Nước Thải  Sinh Hoạt mới, có hiệu quả rất cao trong xử lý đó là Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR.

Nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt

Nguồn gốc phát sinh 

Nước thải sinh hoạt chung cư chủ yếu từ:

– Nước thải từ khu vực vệ sinh: Nước thải bao gồm các sản phẩm bài tiết của con người.

– Nước thải từ nhà bếp, thức ăn thừa, dầu mỡ.

– Một số hóa chất: xà phòng, sữa tắm, nước lau sàn, …

Thành phần, Tính chất nước thải sinh hoạt.

Bảng Thành Phần Nước Thải Sinh Hoạt
Bảng Thành Phần Nước Thải Sinh Hoạt

Thành phần

–  Nước thải nhiễm bẩn do chất thải bài tiết của con người.

– Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, vệ sinh sàn nhà,…

– Đặc tính chung của nước thải này là ô nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS), chất hữu cơ hòa tan,  Nito, Photpho, các vi sinh vật gây bệnh,…

– Chất hữu cơ chứa trong nước thải chiếm 50-60% tổng các chất. Gồm các chất hữu cơ: cặn bã, rau quả, giấy, động vật,…

– Các chất vô cơ chiếm khoảng 40% chủ yếu gồm: Các chất axit, bazo vô cơ, dầu khoáng,…

Bảng thành phần nước thải sinh hoạt

Nhìn chung nước thải chung cư có độ ô nhiễm cao, nếu chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường tiếp nhận sẽ hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Áp dụng công nghệ sinh học hiện đại với thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả. Tối ưu quá trình xử lý sinh học và loại bỏ tối đa thành phần dầu mỡ có trong hệ thống xử lý nước nước thải sinh hoạt. Đó là yếu tố cần thiết và quan trọng để xử lý tốt nước thải, đạt chuẩn theo quy định của cơ quan nhà nước.

Các công nghệ có thể xử lý

Đối với thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt. Đặc thù là chỉ tiêu Amoni và COD, Photphos cao nên lựa chọn công nghệ phù hợp là rất cần thết.

Các công nghệ hay áp dụng nhất hiện nay/;

Xử lí nước thải sinh hoạt bằng Công nghệ AAO (Anaerobic – Anaerobic – Oxic)

Xử lí nước thải sinh hoạt bằng Công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)

Xử lí nước thải sinh hoạt bằng Công nghệ MBR (Membrane bioreator)

Xử lí nước thải sinh hoạt bằng Công nghệ SBR (Sequencing batch reactor)

Xử lí nước thải sinh hoạt bằng Công nghệ UNITANK 

Tham khảo thêm  hệ thống XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG NGHỆ UNITANK & HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ MBR.

Trên cả nước, có rất nhiều nhà máy xử lí nước thải lựa chọn nhiều công nghệ xử lí nước thải khác nhau. Tuy nhiên để lựa chọn công nghệ phù hợp còn phụ thuộc vào mặt bằng, vốn đầu tư và thành phần tính chất nước thải sinh hoạt. Xử lí nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR là một trong những công nghệ được lựa chọn hàng đầu hiện nay.. Công nghệ SBR nổi tiếng vì sự đơn giản và chi phí thấp. Các phản ứng khác nhau được thực hiện trong các bể riêng biệt, Công nghệ SBR cho phép sử dụng một bể duy nhất cho toàn bộ quá trình.Một số ưu điểm nổi bật là hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt chất ô nhiễm cao. Khả năng khử được N, P cao và kết cấu đơn giản, hoạt động dễ dàng.

Giới thiệu công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR là một quá trình phản ứng phức tạp. Các phản ứng xảy ra trong bể: lý học, sinh học, quá trình thay đổi pha, … . Hiện nay, Nhà máy xử lí nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR thể hiện một cách tiếp cận hiện đại với hệ thống điều khiển tự động. Thực chất của bể sinh học hoạt động theo mẻ (SBR) là một dạng của bể Aerotank.

Khi xây dựng bể SBR nước thải chỉ cần đi qua song chắn, bể lắng cát và tách dầu mỡ nếu cần rồi đi thẳng vào bể. Quá trình SBR sử dụng thiết bị sục khí chuyển oxy hiệu quả cao để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ Oxy tốc độ cao khi bắt đầu chu kỳ “làm đầy” và “sục khí”. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR có hiệu quả trong việc loại bỏ chất ô nhiễm. Dễ dàng được sửa đổi để đáp ứng loại bỏ chất dinh dưỡng của nitơ (N) và phốt pho (P).

Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR
Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR

Bể sinh học SBR làm việc theo từng mẻ kế tiếp được thực hiện theo 5 giai đoạn

Giai đoạn 1: 

Làm đầy (Fill) : Trong giai đoạn này nước thải được đưa vào bể một cách nhanh chóng, có kiểm soát để duy trì nồng độ dinh dưỡng phù hợp, khuyến khích sự phát triển của các vi sinh vật có đặc tính tốt.

Giai đoạn 2:

Phản ứng (React):Trong gia đoạn này, Việc làm sạch sinh học thực tế bởi các vi sinh vật diễn ra trong bể SBR, hàng triệu vi sinh vật và làm sạch nước triệt để. Sục khí tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính. Thời gian sục khí phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm trương nước thải.

Giai đoạn 3:

Lắng (Settle):Giai đoạn này, quá trình sục khí được dừng lại. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh bùn lắng xuống dưới, trong nước. xảy ra điều kiện thiếu khí và có khả năng khử được nitơ có trong nước thải bằng quá trình khử nitrat. 

Giai đoạn 4:

Rút nước (Decant):Ở giai đoạn này của nước thải quá trình được loại bỏ khỏi bể thông qua bộ lọc.  Không làm ảnh hưởng đến bùn đã lắng.

Giai đoạn 5:

Chờ (Idel):Chờ đợi để nạp nước thải vào bể. Thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành (thời gian chờ không được lâu quá, tránh ảnh hưởng đến vi sinh trong bể). Bùn được thải bỏ định kì và giữ lại một phần đảm bảo lượng bùn hoạt tính cần thiết cho chu kì kế tiếp.

Sơ đồ công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR

Quy Trình Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR
Quy Trình Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR

Nguyên lý hoạt động

Lưu lượng nước thải không ổn định. Điều kiện dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh phát triển ổn định là điều đáng chú ý. Vì vậy, mudul xử lí nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR đòi hỏi một kĩ thuật vận hành cao. Ngoài kiểm soát hàm lượng vi sinh bổ sung thì cần phải kiểm soát tốt các yếu tố khác như dinh dưỡng, nồng độ oxy hòa tan … Thì quá trình nuôi cấy mới đạt hiệu quả cao, làm tăng hiệu suất xử lý sinh học.

Bể tách mỡ

Mục đích bể tách dầu loại bỏ dầu mỡ, các chất nổi, … ra khỏi nước. Giảm tải trọng chất bẩn để không gây ảnh hưởng đến các công trình phía sau. Đồng thời lắng cát lắng cặn bẩn tránh bít tắt thiết bị. Dầu mỡ có thể làm tắt nghẽn bơm, ức chế các hoạt động của vi sinh vật, giảm hiệu xuất của quá trình xử lí, …Nước thải từ nhà bếp đặt tính chứa lượng dầu mở cao nên cần phải tách mỡ trước khi đưa vào xử lí chuyên sâu.

Bể thu gom.

Công đoạn thu gom nước thải đóng vai trò hết sức quan trọng trong mudul xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR. Một hệ thống thu gom không đồng bộ sẽ dẫn tới việc thu gom không hiệu quả, làm nước thải thất thoát nhiều. Các sản phẩm bài tiết ban đầu được đưa qua hầm tự hoại trước khi đến khu xử lí tập trung. Thành phần dinh dưỡng (nito, photpho, BOD, …), mùi, màu đã giảm không ít trong giai đoạn này. Nước thải từ nhà vệ sinh, nhà bếp, nước thoát sàn (nước lau sàn) sau xử lí sơ bộ.  Được dẫn qua song chắn rác để tách các loại chất rắn còn sót lại trong nước thải. Nước thải từ hố thu gom sẻ được bơm đến bể điều hòa. 

Bể điều hòa

Tùy vào quy mô, số dân cư, … lưu lượng nước thải dao động theo thời gian trong ngày. Vì vậy, bể điều hòa không thể thiếu trong Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm vào bể SBR.

Bể SBR trong công nghệ Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR

Trong bể SBR sau giai đoạn làm đầy. Hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Quá trình khử chất hữu cơ tương tự như trong bể hiếu khí truyền thống. Vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nito, photpho, kim loại nặng, …) làm thức ăn và phát triển. Số lượng sinh khối tăng đáng kể, kết thành những bông bùn lớn. 

Đến giai đoạn lắng, trách nước trong. Ở giai đoạn này, hệ thống sục khí ngưng làm việc. Các vi sinh vật yếm khí phát triển. Chúng sử dụng chất dinh dưỡng trong nước làm thức ăn gián tiếp. Làm biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản ở dạng khí thoát ra khỏi nước thải.

Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas (CO2, H2S, CH4). Đến khi hỗn hợp bùn và nước phân tách hoàn toàn, thì nước trong sẽ được xã ra. 

Sau lắng, một lượng bùn cần thiết để đảm bảo ổn định cho quá trình xử lí sinh học.  Sau đó nước thải tiếp tục được nạp vào chuẩn bị cho chu kì tiếp theo. Lượng bùn dư sẽ được xả bỏ và được mang đi xử lí định kì. 

Bể Khử trùng

Phần nước trong từ bể SBR được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng được sử dụng để phá hủy, tiêu diệt coliform, các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.

Kết thúc một chu trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR. Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa nhiều loại vi khuẩn. Khi xả ra nguồn thì sẽ lan truyền rất lớn. Vì vậy cần phải tuyệt trùng nước thải trước khi xả… 

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR có các ưu điểm, nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

• Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ có trong nước thải.

• Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao.

• Khả năng khử được nitơ và photpho cao.

• Phù hợp hệ thống xử lý nước có công suất nhỏ.

• Tiết kiệm được diện tích.

• Chế độ hoạt động có thể linh động theo nước đầu vào

• Không cần thiết kế thêm bể lắng đợt 2 riêng biệt so với bể Aeroten.

• Dễ dàng kiểm soát các sự cố xảy ra.

• Ít thiết bị phục vụ và bảo trì.

• Quản lý quá trình bùn đơn giản. 

Nhược điểm:

• Kiểm soát quá trình rất khó, đòi hỏi hệ thống quan trắc các chỉ tiêu tinh vi, hiện đại.

• Cần người vận hành có trình độ, cách vận hành phức tạp

• Khó khăn trong lập trình điều khiển hệ thống tự động

• Nước thải ra có khả năng cuốn theo bùn khó lắng, váng nổi…

Kết luận

Vấn đề xử lí nước thải cần được chú trọng để có thể bảo vệ cho sức khỏe của con người. Góp phần bảo vệ môi trường. Việc áp dụng công nghệ xử lí phù hợp cũng quan trọng không kém. Mỗi công nghệ mang những đặc điểm riêng, những ưu điểm nổi bật và đòi hỏi chúng ta cần đưa ra phương án xử lý hợp lý cho chính mình để có được kết quả tốt nhất. Với Modul xử lí nước thải sinh hoạt chung cư bằng công nghệ SBR với những ưu điểm nổi bậc. Các nhà máy xử lí nước thải có thể tự tin cho ra chất lượng nước thải đạt quy chuẩn, tiết kiệm chi phí, diện tích.

Hãy liện hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí về công nghệ Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ SBR và nhận báo giá tốt nhất xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VIỆT THỦY SINH – Công Ty Xử Lý Nước Thải

Website: https://congtyxulymoitruong.com. Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

Hotlline: 0932 422 890 Mr. Dũng

 

Rate this post

Nhận xét bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *