XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG NGHỆ UNITANK
Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ Unitank là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt rất phổ biến được nhắc đến hiện nay. Công nghệ này được ứng dụng cho những hệ thống nước thải công suất lớn.
Nước thải sinh hoạt bao gồm các loại nước thải từ: hoạt động sinh hoạt của nhà hàng, khách sạn, nước thải của trung tâm thương mại, khu dân cư, tòa nhà văn phòng, … Tùy vào từng khu vực, nước thải mang tính đặc trưng riêng. Từ đó làm tiền đề để áp dụng các công nghệ xử lý thích hợp.
Một HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT hoàn chỉnh có rất nhiều yếu tố. Bao gồm công nghệ phù hợp mang lại hiệu quả xử lý cao, Chi phí đầu tư ban đầu tối ưu, Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thuận lợi trong công tác vận hành, phù hợp với điều kiện mặt bằng. Đó là vấn đề đáng lưu ý cho các chủ đầu tư khi lựa chọn công nghê cũng như nhà thầu xử lý nước thải.
NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI SINH HOẠT
- Nước thải từ khu vực vệ sinh: chủ yếu từ sản phẩm bài tiết của con người
- Nước thải từ khu vực nhà bếp: chủ yếu từ thức ăn thừa, rau, rác, dầu mỡ, vệ sinh bát đĩa…
- Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt bao gồm các chất tẩy rửa như: xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt, nước lau sàn, …
THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Để lựa chọn được một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp chúng ta cần xác định chính xác các thành phần ô nhiễm của nước thải. Từ đó làm tiền đề xây dựng công nghệ xử lý.
Nhìn chung, thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm cao. Các thành phần ô nhiễm tác động trực tiếp đến môi trường.
Nước thải từ khu vệ sinh thường có màu, mùi và thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ (ni tơ, phốt pho, …), vi sinh vật từ phân, nước tiểu.
Tác hại khi nước thải sinh hoạt không được xử lý trước khi xả thải:
- Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nguồn nước gây hiện tượng phú dưỡng
- Sự phát tán các loại vi khuẩn có hại ảnh hưởng sức khỏe con người
- Lượng dầu mỡ có thể bám vào thành cống gây tắc nghẽn, khó thoát nước và bốc mùi hôi
- Lượng hóa chất độc hại sẽ phá hủy môi trường nước
- Gây ô nhiễm không khí, mất mỹ quan (màu và mùi rất khó chịu).
Bảng thành phần các chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt:
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Giá trị | QCVN 14: 2008/BTNMT cột A |
1 | pH | – | 5,5 – 7,5 | 5 – 9 |
2 | SS | mg/l | 40 – 150 | 50 |
3 | BOD5 | mg/l | 150 – 250 | 30 |
4 | COD | mg/l | 250 – 401 | 0 |
5 | Tổng Nito | mg/l | 25 – 35 | 5 |
6 | Tổng Photpho | mg/l | 10 | 6 |
7 | Dầu mỡ | mg/l | 10 – 50 | 10 |
8 | colifotms | MPN/100ml | 104 – 106 | 3000 |
Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Hiện nay, Công ty chúng tôi đã áp dụng thành công vào công trình cho khách hàng với nhiều công nghệ khác nhau để xử nước thải sinh hoạt như:
Xử lý nước thải sinh hoạt Công nghệ UNITANK;
Xử lý nước thải sinh hoạt Công nghệ AAO;
Xử lý nước thải sinh hoạt Công nghệ MBBR;
Xử lý nước thải sinh hoạt Công nghệ MBR;
Xử lý nước thải sinh hoạt Công nghệ SBR;
Tìm hiểu thêm công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AO. hoặc Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR
Trong đó Xử lý nước thải sinh hoạt Công nghệ UNITANK là một công nghệ đang được ứng dụng phổ biến. Công nghệ UNITANK có thể xử lý nước thải có nồng đô ô nhiễm cao, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, diện tích xây dựng. Nhiều chủ đầu tư còn đắn đo về công nghệ mới này, bài viết sao đây giúp tìm hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống.
GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ UNITANK
Hệ thống công nghệ UNITANK có cấu tạo gồm một khối hình chữ nhật, được chia làm 3 ngăn, thông nhau dưới đáy bể. Công nghệ thường áp dụng cho nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, diện tích hạn chế. Bể có thể được thiết kế linh động tùy vào mặt bằng, nhưng các bể phải có sức chứa ngang nhau.

Nguyên lý chính của bể Unitank là 2 bể đầu và cuối nhằm thực hiện cả 2 chức năng: vừa là bể Aerotank (sục khí) và bể lắng, 1 bể giữa chỉ có chức năng làm bể Aerotank. Nước thải được đưa vào từng ngăn. Nước sau xử lý theo máng tràn ra ngoài; bùn sinh học dư cũng được đưa ra khỏi hệ từ hai ngăn ngoài.
Hoạt động của bể gồm 4 pha:
+ 2 pha chính
+ 2 pha trung gian.

Pha chính thứ nhất:
Nước thải được nạp vào ngăn A.
Lúc này ngăn A đang sục khí. Nước thải sẽ được hòa trộn với bùn hoạt tính tạo điều kiện cho vi sinh tiếp xúc tốt với chất dinh dưỡng có trong nước thải. Các phản ứng xảy ra tương tự như bể Aerotank, một phần các hợp chất hữu cơ được hấp thụ và phân hủy nhờ hệ vi sinh. Ở giai đoạn này vi sinh vật bắt đầu phát triển, tích lũy vật chất, năng lượng. Sinh khối vi sinh vật tăng lên đáng kể.
Từ ngăn A
Hỗn hợp bùn lỏng (nước + bùn) tự chảy qua ngăn B. Tại tiếp tục với sự cấp khí liên tục, các vi sinh vật tiếp tục oxy hóa chất hữu cơ đã có trong nước thải. nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong nước thải, vi sinh tiếp tục phát triển không ngừng. Tế bào mới được tổng hợp liên tục, song song là sự giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải.
Cuối cùng, hỗn hợp bùn lỏng tự chảy qua ngăn C. Trong ngăn C không sục khí cũng không khuấy trộn, tạo môi trường lắng tốt. Trong môi trường tĩnh, các hạt bùn kết bông, trĩu nặng và lắng xuống do trọng lực. Nước trong sẽ được thu qua máng thu nước.
Tại ngăn C
Phần bùn giữ lại để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể. Bùn sinh học dư được loại bỏ và được đưa đi xử lý định kì.
Để tránh sự lôi cuốn bùn từ A, B và tích lũy ở C, hướng dòng chảy sẽ được thay đổi sau 120 – 180 phút (sự chuyển pha).
Pha trung gian thứ nhất:
Mỗi pha chính được tiếp nối bằng một pha trung gian. Chức năng của pha này là chuyển đổi ngăn sục khí thành ngăn lắng. Tại ngăn B, nước thải được nạp vào, hệ thống cấp khí vẫn hoạt động liên tục. Ở ngăn C đang trong quá trình lắng. Trong thời gian này, ngăn A, ngừng sục khí, chuyển về môi trường lắng, đảm bảo cho sự phân cách tốt nhất giữa 2 pha chính.
Pha chính tiếp theo, với hướng dòng chảy ngược lại, được chuẩn bị.
Pha chính thứ hai:
Pha này tương tự như pha chính thứ nhất nhưng với dòng chảy ngược lại. nước thải
được nạp vào ngăn C, chảy qua B tới A.
Ngăn A bây giờ đóng vai trò là ngăn lắng (không sục khí, không khuấy trộn). Kết thức quá trình, nước trong sẽ được thu lại. Bùn dư được thải bỏ.
Pha trung gian thứ hai:
Pha này đối nghịch với pha trung gian thứ nhất.
Ngăn sục khí C bây giờ sẽ chuyển thành ngăn lắng trong khi ngăn A đang ở phần cuối của quá trình lắng. Hệ thống cấp khí tại ngăn B luôn luôn hoạt động trong suốt chu kì làm việc của bể.
Pha này chuẩn bị cho hệ thống bước vào pha chính thứ nhất và bắt đầu chu trình mới.
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG NGHỆ UNITANK

Nguyên lý hoạt động:
Do lưu lượng nước thải không ổn định. Điều kiện dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh phát triển ổn định là điều đáng chú ý. Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ unitank đòi hỏi một kĩ thuật vận hành nhất định. Ngoài kiểm soát hàm lượng vi sinh bổ sung thì cần phải kiểm soát tốt các yếu tố khác như dinh dưỡng, nồng độ oxy hòa tan … thì quá trình nuôi cấy mới đạt hiệu quả cao, làm tăng hiệu suất xử lý sinh học.
Bể tách mỡ
Mục đích loại bỏ dầu mỡ, các chất nổi,… ra khỏi nước, giảm tải trọng chất bẩn để không gây ảnh hưởng đến các công trình phía sau. Đồng thời lắng cát,cặn bẩn tránh hư hỏng thiết bị. Dầu mỡ có thể làm tắt nghẽn bơm, ức chế các hoạt động của vi sinh vật, giảm hiệu suất của quá trình xử lý,…
Nước thải từ nhà bếp có chứa lượng dầu mỡ cao nên cần phải tách mỡ trước khi đưa vào xử lý chuyên sâu.
Bể thu gom
Công đoạn thu gom nước thải đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác xử lý nước thải. Một hệ thống thu gom không đồng bộ sẽ dẫn tới việc thu gom không hiệu quả, làm nước thải thất thoát nhiều.
Nước thải từ nhà vệ sinh, nhà bếp, nước thoát sàn (nước lau sàn) sau xử lý sơ bộ sẽ được dẫn qua song chắn rác để tách chất rắn còn sót lại trong nước thải.
Nước thải từ hố thu gom sẽ được bơm đến bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tùy khu vực, lưu lượng nước thải dao động theo thời gian trong ngày. Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong hệ thống Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ UNITANK.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải.
Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.
Nước thải sau bể điều hòa được bơm vào cụm bể Unitank
Bể Unitank
Bể Unitank bao gồm các nhiệm vụ xử lý hiếu khí và lắng bùn sinh học. Tương tự như quá trình xử lý hiếu khí thông thường.
Trong điều kiện hiếu khí, nước thải được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ hệ thống cấp không khí. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển.
Vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho, kim loại nặng, …) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn.
Tại đây dưới sự tác động của sinh vật hiếu khí, và hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu, tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO).
+ Quá trình nitrat hóa
Trong điều kiện hiếu khí, nhờ tác động của vi khuẩn nitrit hóa, amoni (NH4– ) bị oxy hóa thành Nitrit (NO2–), vi khuẩn nitrat hóa oxy hóa oxy hóa nitrit (NO2–) thành nitrat (NO3–) đồng thời tạo sinh khối. NH4– -> NO2– -> NO3–. Quá trình này xử lý hiệu quả NH4– đồng thời cung cấp nitrat cho quá trình khử nitrat nhờ dòng tuần hoàn về bể anoxic.
+ Quá trình xử lý photpho
Tại đây, vi khuẩn hấp thụ photpho cao hơn mức bình thường, photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm 1 lượng dư vào trong tế bào. Khi đó các tế bào này liên kết với nhau thành bông cặn lắng xuống đáy bể lắng sau đó được xả bỏ. Photpho được xử lý hiệu quả.
Hỗn hợp bùn & nước thải sau khi được tách rời. Phần nước trong tập trung ở bề mặt, được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt.
Phần được giữ lại nhằm duy trì nồng độ bùn trong bể. Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến đưa đi xử lý.
Nước thải sau xử lý sẽ được dẫn qua bể khử trùng.
Bể Khử trùng
Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng được sử dụng để phá hủy, tiêu diệt coliform, các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.
Kết thúc quá trình xử lý của hệ thống Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ UNITANK.
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xã thải và được xả vào nguồn tiếp nhận.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT CÔNG NGHỆ UNITANK
Ưu điểm:
- Tích hợp quá trình xử lý N, chất hữu cơ và lắng nên giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải.
- Công suất cần thiết của các thiết bị nhỏ hơn các thiết bị của hệ thống truyền thống.
- Xử lý ưu việt với các loại nước thải nhất là xử lý nước thải sinh hoạt.
- Thuận lợi cho các nguồn thải có chế độ xả thải không ổn định nhờ cơ chế hoạt động của các pha xen kẽ.
- Công nghệ Unitank là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt không cần tuần hoàn bùn.
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ Unitank có thể thiết kế theo hình thức tự động hay bán tự động tùy theo mức độ đầu tư.
- Công nghệ đã được triển khai và ứng dụng rộng rãi, phù hợp điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
Nhược điểm:
- Cần người vận hành có kỹ thuật có thể xử lý khi gặp sự cố.
- Phải xả nước ban đầu vì có bùn hòa trộn
Hệ thống Xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ UNITANK có thể xây dựng bằng các vật liệu thông dụng, dễ tìm kiếm trên thị trường. Giảm thiểu chi phí vận chuyển cũng như vốn đầu tư ban đầu.
- Module hợp khối làm bằng Thép có sơn chống rỉ, Inox, nhựa, …
- Xây dựng bể bằng tông cốt thép.
- …
Hãy liện hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí về công nghệ Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ UNITANK và nhận báo giá tốt nhất xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH VIỆT THỦY SINH – Công Ty Xử Lý Nước Thải
Website: https://congtyxulymoitruong.com. Email: vietthuysinh.envi@gmail.com
Hotlline: 0932 422 890 Mr. Dũng
Nhận xét bài viết!