Xử Lý Nước Thải Y Tế Công Nghệ MBBR , Xử lý nước thải bệnh viện, xử lý nước thải nha khoa, xử lý nước thải phòng khám đa khoa, xử lý nước thải trạm y tế, xử lý nước thải phòng xét nghiệm y tế,.
Giới thiệu nước thải y tế:
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc.
Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất nước thải y tế:
– Nguồn gốc phát sinh :
Nguồn gốc phát sinh nước thải y tế từ quá trình khám chữa bệnh, quá trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên,
Nước thải từ quá trình vệ sinh dụng cụ y tế.
Lượng nước cấp của các bệnh viện, phòng khám trong một ngày là cơ sở để tính toán hệ thống thu gom nước thải và lựa chọn công suất của hệ thống xử lý nước thải một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, lượng nước thải phát sinh cần được xử lý tại các bệnh viện thường được tính toán dựa trên số lượng bệnh nhân hoặc số giường bệnh (lượng nước thải tính trên bệnh nhân trong ngày). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một vài phương pháp ước tính lượng nước thải phát sinh như sau:
+ Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày.
+ Bệnh viện quy mô lớn: 400 – 700 lít/người.ngày
+ Bệnh viện trường học: 500 – 900 lít/người.ngày.
– Thành phần nước thải y tế:
Các chất rắn trong nước thải y tế (TS, TSS và TDS):
+ Chất rắn hòa tan có kích thước hạt 10^8 – 10^6 mm, không lắng được.
+ Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt từ 10^3 – 1 mm và lắng được.
+ Ngoài ra trong nước thải còn có hạt keo (kích thước hạt từ 10^5 – 10^4 mm) khó lắng.
+ Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế (BOD5 , COD): BOD5 dao động từ 120 mg/l đến 200 mg/lít. COD thường có giá trị từ 150mg/l đến 250 mg/lít.
+ các chỉ tiêu nitơ và phosphor: Chỉ tiêu nito tổng 50 – 90 mg/l.
– Chất khử trùng và một số chất độc hại khác:
Do đặc thù hoạt động của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện, các hóa chất khử trùng đã được sử dụng khá nhiều, các chất này chủ yếu là các hợp chất của clo (cloramin B, clorua vôi,…) sẽ đi vào nguồn nước thải và làm giảm hiệu quả xử lý của các công trình xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học.
Ngoài ra, một số kim loại nặng như Pb (chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi) hay các hợp chất AOX phát sinh trong việc chụp X- quang cũng như tại các phòng xét nghiệm của bệnh viện trong quá trình thu gom, phân loại không triệt để sẽ đi vào hệ thống nước thải có nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải y tế: Nước thải y tế có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh như: Samonella typhi gây 5 bệnh thương hàn, Samonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn, Shigella sp. gây bệnh lỵ, Vibrio cholerae gây bệnh tả,…
– Tính Chất:
Khu vực Nha khoa là nơi có khả năng phát sinh thủy ngân (Hg). Khoa chống nhiễm khuẩn là nơi sử dụng lượng chất khử trùng nhiều nhất. Trong đó chất khử trùng dạng aldehyde được sử dụng làm gia tăng mức độ ô nhiễm trong nước thải. Nhà bếp trong bệnh viện thường phát thải lượng hữu cơ cao. Dầu mỡ động thực vật liên quan đến các khâu chế biến thức ăn vào trong nước thải. Khu vực giặt là làm cho nước thải có độ pH tăng cao.
Tăng hàm lượng PO3 và đặc biệt là các hợp chất chứa clo có nguồn gốc từ chất khử trùng được sử dụng. Ở khu vực điều trị, lượng kháng sinh, chất khử trùng (glutaraldehyde) làm cho nước thải ô nhiễm hơn. Đồng thời, lượng ô nhiễm hữu cơ tăng cao khi tiếp nhận dịch rửa từ cơ thể của người bệnh. Phòng thí nghiệm là nguồn phát sinh nước thải có chứa hóa chất. Hóa chất thường được sử dụng là các chất halogen, dung môi hữu cơ, tế bào (nhuộm Gram), formaldehyde,…
Giới thiệu các công nghệ có thể xử lý nước thải y tế đang được áp dụng.
Hiện nay có nhiều công nghệ để xử lý nước thải y tế như:
Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ AAO,
Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ MBBR,
Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ SBR,
Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ MBR,
Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ điện phân,…
Sơ đồ quy trình công nghệ Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ MBBR:

Thuyết minh công nghệ Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ MBBR
Xem thêm bài viết xử lý nước thải nha khoa
– Bể Khử Trùng và Bể Tự Hoại:
Nước thải khu khám chữa bệnh sẽ đi qua bể khử trùng bằng hóa chất. Có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh có hại. Sau đó nước thải được tập trung vào bể điều hòa.
Nước thải nhà vệ sinh được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn (≥10mm). Tránh gây tắc nghẽn đường ống và hỏng hóc thiết bị trong quá trình vận hành. Tiếp theo nước thải đi vào hố tư hoại. sau đó nước thải được tập trung vào bể điều hòa.
Nước thải giật tẩy được dẫn về bể điều hòa
– Bể Điều hòa:
Lưu lượng và nồng độ của nước thải y tế bệnh viên phát sinh thường không đều. Tính chất này làm ảnh hưởng tới quá trình xử lý của hệ thống.
Bể điều hòa có chức năng giải quyết vấn đề đó. Với thời gian được tính toán phù hợp, lưu lượng và nồng độ sẽ được xử lý ở mức ổn định.
Bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ có hệ thống đĩa phân phối khí. sau đó nước thải được chuyển sang cụm xử lý sinh học để bắt đầu quy trình xử lý nước thải y tế.
– Bể Thiếu khí (Anoxic):
Bể Anoxic là môi trường hoạt động của các chủng vi sinh vật tùy nghi.
Chức năng của bể thiếu khí là xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD. Đến ngăn hiếu khí Oxic (Aerobic) để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…
Bể anoxic được xáo trộn liên tục bằng phương pháp cơ học nhằm hạn chế sự đóng cặn bùn vi sinh.
– Bể MBBR Hiếu Khí:
Trong Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ MBBR. Bể sinh học MBBR chứa các chủng vi sinh vật bám dính trên bề mặt giá thể. Vi sinh vật sẽ bám lên các giá thể tạo nên lớp màng sinh học di động. Trong bể nhờ có thổi khí và kết hợp với vi sinh vật hiếu khí lơ lững để hấp thụ chất thải. Lớp màng sinh học di động trên giá thể sẽ tạo điệu kiện cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển nhờ diện tích bề mặt hoạt động lớn.
Vi sinh vật sẽ hấp thụ các chất hữu cơ và vô cơ tốt hơn. Hiệu quả xử lý BOD lên tới 60 – 80%. Sẽ chuyển hóa NH4 thành NO3, COD, sunfua,… Các vi sinh vật tồn tại ở dạng lơ lửng (bùn hoạt tính) sẽ hấp thụ oxy và chất hữu cơ (chất ô nhiễm). Sử dụng chất dinh dưỡng là Nitơ & Photpho để tổng hợp tế bào mới, giải phóng CO2, H2O, năng lượng.
Ưu nhược điểm của công nghệ mbbr
Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ MBBR có rất nhiều ưu điểm so với các công nghệ tuyền thống khác:
Ưu điểm:
• Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao. Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng. Vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
• Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng. Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
• Hiệu quả xử lý BOD lên tới 80%cao.
• Tiết kiệm diện tích xây dựng
• Dễ dàng vận hành.
• Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao.
• Loại bỏ được nito trong nước thải.
Nhược điểm:
Cần theo dõi hàm lượng dinh dưỡng trong hệ thống;
Cần có hệ thống chắn giá thể.
Hãy liện hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí về công nghệ Xử Lý Nước Thải y tế công nghệ mbbr và nhận báo giá tốt nhất:
CÔNG TY TNHH VIỆT THỦY SINH – Công Ty Xử Lý Nước Thải
Website: https://congtyxulymoitruong.com. Email: vietthuysinh.envi@gmail.com
Hotlline: 0932 422 890 Mr. Dũng
Nhận xét bài viết!